Năm 1928, công ty Sea Train tại Mỹ sau khi mua được tàu kiểu container của Anh đã chở nguyên toa xe lửa lên tàu biển tại cảng đi để chở đến cảng đến. sau đó, công ty Sealand Service Inc hoàn thiện. Sau lần thử nghiệm đầu tiên vào thời điểm năm 1956 với việc chuyên chở các xe trailers trên boong tàu dầu, công ty đã quyết định để bộ phận bánh xe của các trailers trên bờ và chỉ vận chuyển các thùng (giống như container) từ cảng đến cảng. Từ đây khái niệm vận tải đa phương thức được hình thành cho thấy thêm được công dụng của việc kết hợp các phương thức vận tải để tạo thành một hệ thống vận tải.
1. Khái niệm của Vận tải đa phương thức
Vận tải đa phương thức (Multimodal transport) là phương thức vận tải hàng hóa bằng ít nhất hai phương thức vận tải khác nhau, trên cơ sở một hợp đồng vận tải đa phương thức, một chứng từ vận tải, một chế độ trách nhiệm và chỉ một người chịu trách nhiệm về hàng hóa trong suốt quá trình chuyên chở từ 1 điểm tại một nước đến một điểm chỉ định tại một nước khác để giao hàng.
2. Đặc điểm
- Việc vận tải phải có ít nhất 2 phương thức vận chuyển.
- Người kinh doanh vận tải đa phương thức (Multimodal Transport Operation – MTO) hành động như người chủ ủy thác chứ không phải như đại lý của người gửi hàng hay đại lý của người chuyên chở tham gia vào vận tải đa phương thức.
- Người kinh doanh vận tải đa phương thức là người phải chịu trách nhiệm đối với hàng hóa trong một giai đoạn vận chuyển từ khi nhận hàng để chuyên chở cho đến khi giao xong hàng cho người nhận kể cả việc chậm giao hàng ở nơi đến. Như vậy MTO chịu trách nhiệm đối với hàng hóa theo một chế độ trách nhiệm nhất định. Chế độ trách nhiệm của MTO có thể là chế độ trách nhiệm thống nhất hoặc chế độ trách nhiệm từng chặng tùy thuộc vào sự thỏa thuận của hai bên.
- Trong vận tải đa phương thức nước ngoài, nơi nhận hàng để chở và nơi giao hàng thường ở những nước khác nhau và hàng hóa thường được vận chuyển bằng những dụng cụ vận tải như container, trailer,…
- Mô hình vận tải đường biển – vận tải hàng không (Sea –Air):
- Mô hình vận tải bộ – vận tải hàng không (Road- Air):
- Mô hình vận tải đường sắt – vận tải bộ (Rail- Road):
- Mô hình vận tải đường sắt / đường bộ / vận tải nội thủy – vận tải đường biển (Rail/ Road/ Inland waterway- Sea):
- Mô hình cầu lục địa (Land Bridge):
- 1 số mô hình khác:
Mini Bridge (Container được vận chuyển từ cảng một nước này qua cảng nước khác, kế tiếp vận chuyển bằng đường sắt đến một thành phố cảng thứ hai của nước đến theo một vận đơn đi suốt do người chuyên chở đường biển cấp, Micro Bridge (Giống như như Mini Brigde, khác ở chỗ nơi đến cuối cùng không phải là thành phố cảng mà là khu công nghiệp hay TTTM trong nội địa).
0 nhận xét:
Đăng nhận xét